Những nội dung cần biết trong thi công xây nhà phần thô Quận 12

Phần thô của ngôi nhà luôn là nội dung quan trọng nhất. Phần thô càng chắc chắn, càng chuẩn bị kỹ càng thì phần việc hoàn thiện càng dễ dàng và thuận lợi hơn. Vậy gia chủ cần biết những thông tin cơ bản nào để chuẩn bị cho việc xây nhà được tốt hơn. Hãy cùng Nhà Đẹp Sài Gòn tìm hiểu vấn đề này qua việc xây nhà phần thô Quận 12 nhé!

Cần lưu ý gì khi thi công xây nhà phần thô Quận 12
Cần lưu ý gì khi thi công xây nhà phần thô Quận 12

Chuẩn bị mặt bằng cho việc xây nhà phần thô Quận 12

Chuẩn bị mặt bằng thi công

Mặt bằng thi công xây nhà phần thô có ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình cũng như việc áp dụng các công nghệ tiên tiến vào sản xuất nhằm giảm giá thành sản phẩm, đẩy nhanh tiến độ thi công đáp ứng yêu cầu của Chủ đầu tư.

Nhà thầu sẽ tiến hành tổ chức khảo sát mặt bằng căn cứ vào tài liệu khảo sát và bản thiết kế đã được phê duyệt để tiến hành nhận bàn giao mốc tuyến, tọa độ, mốc chuẩn nhằm phục vụ công tác thi công và kiểm tra, nghiệm thu sau khi công việc hoàn thành.

Ngoài ra công việc chuẩn bị mặt bằng bao gồm việc làm sạch, phát quang mặt đất, giải tỏa nhà và kết cấu xây dựng cũ, vận chuyển phế thải đổ đi.

Mặt bằng thi công tổng thể

Nguyên tắc bố trí mặt bằng thi công tổng thể

Nhà thầu sẽ cân nhắc bố trí sao cho không làm cản trở đến việc thi công và ảnh hưởng tới việc sử dụng công trình chính, đảm bảo sự gắn kết với nhau về quá trình công nghệ, quản lý, khai thác và đồng thời để thuận tiện cho việc chỉ huy, giảm bớt sự phân chia không cần thiết.

Quá trình thi công đảm bảo được an toàn lao động, an toàn giao thông, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ, trật tự an ninh trong quá trình thi công và sau khi hoàn thành công trình.

Đảm bảo an toàn khi công trình xây dựng đang diễn ra
Đảm bảo an toàn khi công trình xây dựng đang diễn ra

Thiết kế mặt bằng thi công tổng thể

Nhà thầu tiến hành tổ chức sản xuất, nhà làm việc tạm thời, kho bãi, chuẩn bị điện nước cho công trường, lán trại cho công nhân trên cơ sở của vị trí địa lý, điều kiện địa hình của khu vực. Đảm bảo nước sạch phục vụ cán bộ, công nhân tại công trình cũng như máy phát điện phục vụ khi điện lưới gặp sự cố.

Bố trí điện nước cho quá trình thi công

Điện và nước được lấy từ khu vực địa phương có sẵn. Đối với điện thì dùng loại cáp bọc cao su, tại đầu nguồn cấp có cầu dao tổng và một công tơ tổng. Còn đối với nước, để đề phòng mất nước kéo dài nhà thầu có thể tiến hành khoan giếng.

Làm nền móng cho xây nhà phần thô Quận 12

Sau khi chuẩn bị mặt bằng, đội thợ bắt đầu vào công tác làm nền móng. Hiện nay, có 3 loại móng cơ bản: móng đơn, móng băng, móng bè. Kỹ sư kết cấu sẽ tùy theo địa chất từng vùng để thiết kế cho ngôi nhà của bạn, đa phần sẽ là móng đơn và móng băng.

Việc làm nền bao gồm: đào đất, hút nước ngầm, đổ đất thừa, be thành đất, gia cố nền. Gia cố nền chủ yếu là ép cọc cừ tràm, cọc tre hoặc ép, khoan cọc bê tông. Mục đích của ép cọc là làm nén chặt phần đất dưới chân công trình, tạo một điểm tỳ cho phần móng nhà.

Những khu đất làm trên ao hồ lấp, hoặc nền đất không chân, đất bùn yếu đảm bảo an toàn, cần thực hiện khoan ép cọc bê tông cốt thép. Cọc bê tông sử dụng thường là loại có kích thước 200×200 hoặc 250×250, mỗi đoạn 4-6m, bao gồm đoạn thân và đoạn mũi cọc. Cọc bê tông đa phần được đổ sẵn, vận chuyển đến công trường bằng xe tải, sau đó dùng máy ép cẩu lên và ép xuống đất.

Nhà Đẹp Sài Gòn đang tiến hành làm móng cho một công trình
Nhà Đẹp Sài Gòn đang tiến hành làm móng cho một công trình

Khi vận chuyển cọc đến công trình, chủ đầu tư nên tiến hành kiểm tra tại hiện tường chất lượng của bê tông và thép theo hình thức ngẫu nhiên để tránh trường hợp cọc không đủ tiêu chuẩn làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình xây. Chú ý đến trường hợp khi ép cọc xuống đất, do địa chấn nền đất không đều, nên có chỗ cọc xuống sâu, chỗ xuống nông, nên sẽ xảy ra 2 tình huống là ép âm và ép dương. Trường hợp ép âm là ép sâu xuống mặt đất không thấy phần cọc nhô lên mặt đất, ép dương là phần thấy phần cọc nhô lên mặt đất.

Việc làm móng bao gồm các công việc theo thứ tự sau: đan thép, ghép cốp pha, đổ và đầm bê tông, chờ bê tông ngưng kết, rút cốp pha, xây tường móng. Bên giám sát công trình nên theo dõi và chỉ đạo thợ thực hiện đúng theo bản vẽ kỹ thuật.

Xây dựng nhà phần thô Quận 12

Việc xây dựng phần khung cho ngôi nhà bắt đầu sau khi kết thúc phần nền móng, bao gồm toàn bộ hệ khung kết cấu bê tông cốt thép, cột dầm, đà, sàn và hệ thống tường bao, tường ngăn chia nhà.

Thành phần chính của bộ khung của ngôi nhà bao gồm: cột nhà, dầm nhà, bản sàn, tường nhà, và cầu thang là bộ phận kết nối giữa các tầng nhà. Xây phần khung nhà là tiến hành: đan thép, ghép cốp pha, đổ và đầm bê tông, chờ bê tông ngưng kết, rút cốp pha, xây tường.

Đối với đan thép phải đúng theo bản vẽ kết cấu, đúng chủng loại và độ dài các cấu kiện thép. Khi đan thép và đổ bê tông nên tránh làm thép xô lệch bởi vì nếu đan thép sai thiết kế kết cấu sẽ ảnh hưởng lớn đến công trình.

Đối việc ghép cốp pha cần thực hiện theo đúng tiêu chuẩn xây dựng, gỗ cốp pha không được lựa chọn gỗ quá kém chất lượng, có thể bị bục vỡ trong quá trình đổ dầm bê tông. Nối các cốp pha phải thật chặt và gọn gàng.

 

Bài viết hôm nay, Nhà Đẹp Sài Gòn sẽ giúp bạn đọc cũng như những ai đang có ý định xây nhà nắm bắt được cách tính chi phí xây nhà phần thô Quận 11, để bạn có thể tự mình dự trù kinh phí với con số gần như chính xác nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Sử dụng phương tiện hiện đại trong xây nhà phần thô Quận 12
Sử dụng phương tiện hiện đại trong xây nhà phần thô Quận 12

Đối với việc dầm bê tông được thực hiện bằng thủ công với máy trộn bê tông, hoặc bằng xe trộn bê tông chuyên dụng, bơm bê tông bằng vòi bơm. Khi trộn bê tông cần đúng tỷ lệ giữa cốt liệu và chất kết dính sao cho hỗn hợp bê tông đảm bảo đúng tiêu chuẩn, còn khi dầm bê tông cần đều tay, không được bỏ sót.

Phương pháp bảo dưỡng cho bê tông khi xây nhà phần thô Quận 12

Thông thường bảo dưỡng bê tông bằng việc giữ ẩm bê tông bằng nước (có thể phun liên tục lên bề mặt, ngâm trong nước), che chắn, giữ ẩm liên tục hoặc sử dụng hợp chất dưỡng hộ đó là: phun nước trực tiếp lên bề mặt bê tông, khi khô chúng sẽ tạo thành 1 màng không thấm làm chậm sự thất thoát độ ẩm bề mặt. Bê tông cần được bảo dưỡng liên tục ít nhất là 7 ngày.

Phương pháp bảo dưỡng cho vữa khi xây nhà phần thô Quận 12

Bảo dưỡng cho vữa bằng cách phun nước lên bề mặt tường, nền sau khi đã kết thúc ninh kết. Vữa cần che chắn giữ ẩm liên tục và cũng có thể sử dụng hợp chất dưỡng hộ như dưỡng bê tông. Thời gian bảo dưỡng càng lâu càng tốt và thường cần được bảo vệ liên tục 3-7 ngày.

Bảo dưỡng cho vữa và bê tông là yếu tố cần thiết
Bảo dưỡng cho vữa và bê tông là yếu tố cần thiết

Những nội dung mà bài viết đã chia sẻ trên đây, hy vọng bạn đọc đang có ý định xây mới ngôi nhà cho cả gia đình sinh hoạt và nghỉ ngơi sẽ có được những thông tin hữu ích. Ngoài ra, nếu bạn còn thắc mắc hay có những vấn đề còn chưa hiểu rõ, hãy liên hệ ngay với Nhà Đẹp Sài Gòn để được tư vấn và giải đáp cho bạn. Hotline: 0834.318.318 hoặc website: nhadepsaigon.net

Thông Tin Liên Hệ:
Website: https://nhadepsaigon.net/
Hotline: 0834.318.318
Email: Ktstrung@nhadepsaigon.net
Địa chỉ 01:   Lầu 6 – Fimexco 231 Lê Thánh Tôn – Q1 – Tp.HCM
Google map: https://goo.gl/maps/GVjVWfhq9YthWEMJA
Rate this post