Nguyên tắc thiết kế thông tầng hiện nay đang là một trong những xu hướng thiết kế “hot” nhất hiện nay. Cách thiết kế này giúp ngôi nhà tiếp nhận được nhiều ánh sáng, không khí giúp ngôi nhà thêm mát mẻ và thoáng đãng hơn. Trong các thiết kế nhà ống hiện nay thì nguyên tắc thiết kế thông tầng được áp dụng rất nhiều nhằm giúp những ngôi nhà có diện tích nhỏ trông được sáng sủa và trong lành hơn. Vậy nguyên tắc thông tầng là gì ? Nguyên tắc thiết kế nhà thông tầng hiện nay như thế nào ? Cùng Nhà Đẹp Sài Gòn tìm hiểu ngay nhé.
Thông tầng là gì?
Thông tầng là những khoảng không gian trông được thiết kế nằm trong nhà có vai trò tương tự như giếng trời. Tác dụng chính của việc thông tầng là giúp cho ngôi nhà đặc biệt là những ngôi nhà có diện tích tương đối nhỏ hẹp có thể đón được nhiều ánh sáng mặt trời và không khí tự nhiên hơn.
Khoảng thông tầng khác với giếng trời ở một điểm chính là nó không nhất định bắt buộc phải xây từ tầng một lên trên mái mà nó có thể kết hợp từ tầng hai và tầng ba với nhau. Ví dụ như bạn có thể xây thông tầng giữa tầng một và tầng hai, tầng hai và tầng ba hoặc tầng ba và áp mái.
Mỗi ngày nhà có thể thiết kế được một hoặc nhiều khoảng thông tầng, tùy vào diện tích đặc biệt là chiều dài của ngôi nhà mà chúng ta có thể đặt được nhiều lỗ thông tầng. Các vị trí đặt lỗ thông tầng trong nhà cũng ảnh hưởng đến phong thủy của cả ngôi nhà. Vị trí thông tầng giữa nhà hay cuối nhà cũng có ý nghĩa phong thủy riêng vì vậy bạn cần cân nhắc để lựa chọn vị trí thông tầng thích hợp với mệnh của gia chủ và cả gia đình.
Lợi ích của thiết kế thông tầng
Việc ích lớn nhất của việc thông tầng là gì? chính là việc giúp cho ngôi nhà tiếp nhận thêm ánh sáng và không khí tự nhiên giúp cho ngôi nhà được thoáng đãng hơn giúp cho những ngôi nhà có diện tích nhỏ không bị bí bách, ngột ngạt.
Bên cạnh đó gia chủ còn có thể tận dụng những khoảng thông tầng để trồng thêm cây xanh đem lại cho ngôi nhà những khoảng không gian xanh, sinh động, mát mẻ hơn.
Việc tìm đơn vị thiết kế thi công và báo giá xây nhà trọn gói uy tín, chuyên nghiệp là công việc vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, độ bền của công trình cũng như giúp bạn tiết kiệm được khoản chi phí xây dựng ở mức tốt nhất.
Thiết kế thông tầng giúp mang đến sự hiện đại, sang trong cho ngôi nhà của bạn. Bên cạnh đó các khoảng thông tầng còn có được tác dụng ngăn hờ phòng khách hàng và bếp thay vì những vách ngăn tạo được cảm giác rộng thoáng cho căn nhà. Ngoài ra còn có công dụng lấy sáng thiên nhiên cho buồng thang và đối lưu không khí chính tạo nên cảm giác mát mẻ cho cả ngôi nhà.
Nguyên tắc thiết kế thông tầng cần nắm
Dưới đây, là một số nguyên tắc thiết kế thông tầng cần nắm dành cho các người thợ mới vào nghề cũng như cho những người thợ có chuyên môn. Cùng tham khảo ngay nhé.
Nguyên tắc thứ nhất
Khi đặt thông tầng phải lựa chọn vị trí thông tầng phù hợp để tránh cho ngôi nhà bị mất cân đối, cần phải tính toán tỉ mỉ vị trí và diện tích lỗ thông tầng. Yêu cầu tối thiểu để đặt khoảng thông tầng chính là ngôi nhà phải có từ 2 tầng trở lên.
Mỗi lỗ thông tầng này đều có tác dụng như giếng trời và được phân bổ đều từ đầu đến cuối ngôi nhà. Những ngôi nhà có diện tích nhỏ lại càng nên chừa khoảng thông tầng vì những khoảng thông tầng này sẽ làm căn nhà của bạn trông được thoáng và sáng hơn.
Nguyên tắc thứ hai
Bạn nên đặt thông tầng ở sát một vách tường nhà bởi nếu thiết kế thẳng xuyên suốt như giếng trời sẽ dẫn âm thanh truyền trong giếng rất vang và rõ không khác gì một cái ống. Việc này sẽ gây phiền phức đến việc sinh hoạt của những thành viên trong gia đình, tạo cảm giác không thoải mái, thiếu sự riêng tư.
Nguyên tắc thứ ba
Vì thông tầng cũng như thông như giếng trời nên cần phải lắp đặt các mái che để nước mưa không rơi xuống khu vực nhà ở. Tuy nhiên, những mái che này sẽ làm cho thông tầng giảm chức năng tiếp nhận ánh sáng và không khí như mục đích ban đầu. Do đó khi bạn sử dụng mái che nên bố trí cho nóc giếng trời cao thêm 1m so với mái nhà và tạo 2 cửa thông gió có chớp chắn để gió vẫn có thể lùa vào nhà nhưng vẫn đảm bảo nước không bị tràn xuống gây ảnh hưởng sinh hoạt.
Để giải mã những thắc mắc về mạch ngừng bê tông là gì? Cách xử lý mạch ngừng thi công đúng cách nhất. Bạn đọc sẽ được giải đáp và chia sẻ rõ ràng ở phần tiếp theo của bài viết này.
BÀI VIẾT LIÊN QUAN
Báo Giá Xây Nhà Trọn Gói Năm 2024 – Nhà Thầu Chất Lượng 100%
Xây nhà trọn gói tại Tphcm mới nhất năm 2024 giá chỉ từ 4.600.000đ/m2. Đơn [Xem Chi Tiết]
Th5
Báo Giá Xây Nhà Phần Thô Và Nhân Công Hoàn Thiện 2024
Báo giá xây nhà phần thô và nhân công hoàn thiện năm 2024 giá chỉ [Xem Chi Tiết]
Th1
Báo giá thiết kế nhà Tphcm năm 2024 và các vùng lân cận
Thiết kế kiến trúc cho nhà phố từ 90.000 đ/m2 (Gồm Kiến trúc, Kết Cấu, [Xem Chi Tiết]
Th12
Báo giá sửa chữa nhà trọn gói tại Tphcm – Cải tạo nhà giá rẻ
Đơn giá sửa chữa nhà trọn gói tại TPHCM chỉ từ 70.000/m2. Báo giá sửa [Xem Chi Tiết]
Th12