Thiết kế cấp phối bê tông là gì? Hướng dẫn chi tiết

Bê tông là một vật liệu quan trọng trong xây dựng, vậy thiết kế cấp phối bê tông là gì? Làm thế nào để thực hiện chuẩn quy trình và đảm bảo chất lượng của bê tông? Với bài viết này, bạn sẽ tìm ra được lời giải đáp ngay tại đây.

Thiết kế cấp phối bê tông là gì?
Thiết kế cấp phối bê tông là gì?

Thiết kế bê tông là gì?

Trong các công trình, bê tông là một vật liệu rất cần thiết để dựng móng, cột với khả năng chịu lực lớn để thi công các loại công trình. Vì vậy, thiết kế bê tông là cách tính toán để tìm ra tỉ lệ hợp lý giữa các nguyên vật liệu nước, đá, sỏi, xi măng, cát.  

Việc tìm đơn vị thiết kế thi công và báo giá xây nhà trọn gói uy tín, chuyên nghiệp là công việc vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, độ bền của công trình cũng như giúp bạn tiết kiệm được khoản chi phí xây dựng ở mức tốt nhất.

Thiết kế cấp phối bê tông thương phẩm

Tại các công trình hiện nay, khi thiết kế bê tông, thường sử dụng máy trộn bê tông để tiết kiệm thời gian, mà vẫn đảm bảo được chất lượng và độ mịn, tiết kiệm được nhiều thời gian và sức người. 

Tuy nhiên, để quá trình trộn tạo ra những khối bê tông thương phẩm thì cần phải trộn đúng yêu cầu cũng như cần lưu ý trong việc chọn nguyên liệu như sau:

  • Chọn xi măng: Muốn tạo ra khối bê tông chất lượng thì bạn có thể chọn xi măng Portland để đảm bảo cho bê tông đạt mác thiết kế.
  • Nước: Đây là một yếu tố ảnh hưởng đến cường độ của bê tông. Nếu nước quá ít sẽ gây ra hiện tượng hỗn hợp bê tông nhanh đông kết, bị khô, khó phát triển được hết cường độ. Còn nếu nước quá nhiều sẽ dẫn đến độ sụt cao loãng làm hỗn hợp lâu đông kết. Vì vậy, nước dùng để chế tạo bê tông phải đảm bảo chất lượng tốt.
  • Cát: Nên dùng loại cát có cỡ hạt to và vừa giúp bê tông bền chắc hơn so với việc sử dụng loại cát có cỡ hạt nhỏ.
  • Đá, sỏi: Là cốt liệu lớn có cỡ hạt từ 5 – 70mm. Chúng tạo ra bộ khung chịu lực cho bê tông. Sỏi có đặc điểm là do hạt tròn nhẵn, độ rỗng. Và diện tích mặt ngoài nhỏ nên cần ít nước, tốn ít xi măng mà vẫn dễ đầm, dễ đổ, nhưng lực dính kết với vữa xi măng nhỏ. Nên cường độ của bê tông thấp hơn bê tông dùng đá dăm.
Thiết kế cấp phối bê tông thương phẩm
Thiết kế cấp phối bê tông thương phẩm.

Trong khi trộn bằng tay, mỗi thành phần được đặt trên một bề mặt phẳng và nước được thêm vào và trộn với các dụng cụ cầm tay. 

Với trộn máy, các thành phần được thêm vào với số lượng cần thiết để trộn và sản xuất bê tông tươi. Sau khi đã được trộn đầy đủ, hỗn hợp này sẽ được vận chuyển đến vị trí đúc và đổ vào ván khuôn. 

Bê tông đổ được phép đặt trong ván khuôn trong thời gian xác định dựa trên loại thành viên kết cấu để có đủ cường độ.

 

Vôi lót tường được nhiều chủ đầu tư lựa chọn vì chi phí rẻ. Nếu bạn muốn tiết kiệm hơn nữa, bạn có thể tự mình quét vôi, tuy nhiên, bạn cần nắm được quy trình thực hiện để đảm bảo quá trình thực hiện diễn ra an toàn, kết quả đạt thẩm mỹ.

Thiết kế bê tông trộn tay

Để trộn được bê tông, chủ yếu sẽ được trộn bằng tay hoặc cũng có thể trộn bằng máy trộn mini để được đều hơn. Thông thường, tỷ lệ trộn khi thiết kế bê tông là trộn bằng thùng nhựa với kích cỡ là 20 lít và trộn theo tỷ lệ sau:

  • 1 bao xi măng + 4 thùng cát + 6 thùng đá -> để có được mác bê tông 200.
  • 1 bao xi măng + 3 thùng cát + 5 thùng đá  -> để có được mác bê tông 250.
  • 1 bao xi măng + 2 thùng cát + 4 thùng đá -> để có mác bê tông 300.

Nếu trộn đúng cấp phối và tuân thủ các tiêu chuẩn thì chất lượng bê tông tay vẫn đảm bảo đáp ứng yêu cầu thiết kế và sự bền vững của công trình.

Lưu ý khi thiết kế cấp phối bê tông

Khi thiết kế bê tông, bạn cần chú ý đến những điều sau đây để công trình được đảm bảo chất lượng và đạt kết quả tốt nhất:

  • Nên dùng một loại mác bê tông cho một công trình, từ các công đoạn làm móng, đổ cột, sàn, đá… 
  • Cần kiểm tra trạm trộn bê tông bằng cách đến trạm trộn bê tông để khảo sát thực tế từ: Dây chuyền công nghệ, tháp giải nhiệt, khoảng cách từ trạm bê tông đến công trình, hệ thống máy móc hỗ trợ như máy làm lạnh nước…
  • Kiểm tra thiết kế cấp phối của trạm trộn bê tông, cũng như nguồn gốc xuất xứ của các vật liệu đầu vào có phù hợp với yêu cầu thiết kế hay không.
  • Trong quá trình đổ bê tông, tại khu vực thi công, bạn cần kiểm tra độ sụt và lấy mẫu để nén thử, cùng các thí nghiệm nén bê tông khác nếu có yêu cầu đặc biệt trong từng quy trình.
Cần lưu ý gì khi thiết kế cấp phối bê tông
Cần lưu ý gì khi thiết kế cấp phối bê tông.

Trên đây là bài viết về thiết kế bê tông, hy vọng rằng với những chia sẻ trên đã giúp bạn nắm được những tỷ lệ cũng như cách thức trộn bê tông đạt chất lượng nhất.

Thông Tin Liên Hệ:
Hotline: 0903.947.586.
Email: Ktstrung@nhadepsaigon.net
Địa chỉ 01:   Lầu 6 – Fimexco 231 Lê Thánh Tôn – Q1 – Tp.HCM
Google map: https://goo.gl/maps/GVjVWfhq9YthWEMJA
Rate this post