Sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng chuẩn 2024

Sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng giúp kiểm soát chất lượng, giám sát và điều hành linh hoạt quá trình thi công cũng như các nguyên vật liệu cần thiết. Vì vậy, cách thiết lập hệ thống sơ đồ quản lý là rất cần thiết cho các nhà thầu công trình đó.

Sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng

Trong bất kỳ công trình nào đều sẽ cần phải xây dựng một sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng. Đây là cách quản lý, kiểm soát tốt nhất các hoạt động xây dựng từ quá trình chuẩn bị đến thực hiện đầu tư xây dựng và khai thác. Từ đó, nhằm đảm bảo về chất lượng và an toàn của công trình đó. Trong một công trình, khi có nhiều các hạng mục khác nhau và không cùng tính chất sẽ rất khó kiểm soát. Nếu không sử dụng sơ đồ quản lý chất lượng công trình thì nhà thầu khó có thể nắm bắt và giám sát từng hạng mục một cách tổng quát. Điều này sẽ gây ra hậu quả là công trình khó có thể điều hành một cách linh hoạt cũng như khó kiểm soát được chất lượng các nguyên vật liệu, các chi phí ra vào.

Bảng báo giá sửa nhà trọn gói cụ thể và chi tiết sửa chữa nhà Tphcm của Nhà Đẹp Sài Gòn sẽ giúp khách hàng dễ dàng tham khảo và tính toán chi phí cho công trình của mình.

Sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng
Sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng

Để tạo được sơ đồ quản lý, nhà thầu sẽ thực hiện các bước như sau:

  • Tiếp nhận, quản lý mặt bằng xây dựng
  • Lập và thông báo cho chủ đầu tư về hệ thống quản lý chất lượng, mục tiêu, chính sách đảm bảo chất lượng công trình. Sau đó, trình chủ đầu tư chấp thuận.
  • Bố trí nhân lực, thiết bị thi công. Đồng thời, thực hiện quản lý chất lượng trong việc mua sắm, sản xuất/chế tạo vật liệu, vật phẩm, thiết bị cần sử dụng cho công trình.
  • Thực hiện các thí nghiệm kiểm tra vật liệu, sản phẩm xây dựng, thiết bị công trình, thiết bị công nghệ trước và trong thi công xây dựng.
  • Thi công xây dựng theo đúng hợp đồng.
  • Kiểm soát chất lượng công việc xây dựng và lắp đặt thiết bị.
  • Xử lý, khắc phục các sai sót, khiếm khuyết về chất lượng trong quá trình thi công.
  • Thực hiện trắc đạc, quan trắc công trình theo yêu cầu.
  • Lập nhật ký thi công xây dựng công trình.
  • Lập bản vẽ hoàn công và yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu và báo cáo về tiến độ, chất lượng công trình.
  • Hoàn trả mặt bằng, di chuyển vật tư máy móc sau khi nghiệm thu, bàn giao công trình.

Việc tìm đơn vị thiết kế thi công và báo giá xây nhà trọn gói uy tín, chuyên nghiệp là công việc vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, độ bền của công trình cũng như giúp bạn tiết kiệm được khoản chi phí xây dựng ở mức tốt nhất.

Hệ thống quản lý chất lượng công trình xây dựng

Mô hình hệ thống quản lý chất lượng công trình bao gồm:Tại Tổng công ty:

  • Xây dựng chính sách chất lượng và quy chế bảo đảm chất lượng cho các công trường.
  • Soạn thảo các văn bản điều hành quản lý chất lượng.
  • Nghiệm thu nội bộ các công tác xây dựng, phiếu yêu cầu chủ đầu tư nghiệm thu. Đồng thời, kiểm tra, đôn đốc thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình.
Hệ thống quản lý chất lượng công trình
Hệ thống quản lý chất lượng công trình

Tại công trường:

  • Chỉ huy trưởng công trường chịu trách nhiệm về mọi hoạt động tại công trường từ tiến độ, chất lượng, an toàn lao động và vệ sinh môi trường.
  • Phổ biến quy định về quản lý chất lượng tại công trường cho các nhân viên và hướng dẫn công tác để đảm bảo chất lượng trong quá trình xây dựng.
  • Đề xuất giải pháp và các yêu cầu đảm bảo chất lượng. Đồng thời, soạn thảo các tài liệu về an toàn lao động giao cho các đội trưởng, tổ trưởng, nhân công.
  • Theo dõi, kiểm tra và báo cáo công trường về tình hình chất lượng tại công trường với Công ty theo quy định.

Xây nhà cấp 4 có cần xin giấy phép không? Đây luôn là vấn đề rất đau đầu với những chủ đầu tư mới. Vậy, làm thế nào để thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và xin giấy phép thành công? Hồ sơ, thủ tục như thế nào?

Vì sao phải lập sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng?

Để công trình đạt hiệu quả và chất lượng tốt nhất thì cần phải có sự phối hợp giữa các hạng mục và gói thầu, cũng như kiểm soát quá trình xây dựng chặt chẽ. Vì vậy, sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng là một cách giúp đảm bảo công trình hiệu quả và đúng tiến độ đã đề ra. Nhờ có sơ đồ này mà chủ đầu tư và nhà thầu sẽ có những lợi ích sau đây:

  • Nhà thầu: Giúp tiết kiệm chi phí vật liệu, nguyên liệu, tối ưu chi phí đầu tư và giúp tăng năng suất hoạt động của công nhân.
  • Chủ đầu tư: Giúp quản lý tối ưu công trình xây dựng, đáp ứng nhu cầu đã đề ra.
Cần lập sơ đồ quản lý chất lượng công trình để đạt được mục tiêu đã đề ra
Cần lập sơ đồ quản lý chất lượng công trình để đạt được mục tiêu đã đề ra

Trên đây là sơ đồ quản lý chất lượng công trình xây dựng mà bất kỳ một công trình nào cũng cần phải có. Ngoài ra, bạn có thể lựa chọn dịch vụ thi công, xây dựng trọn gói tại nhadepsaigon.net để được nhận tư vấn chuyên nghiệp, tận tình và tiết kiệm chi phí nhất!

Thông Tin Liên Hệ:

Website: https://nhadepsaigon.net/

Hotline: 0903.947.586.

Email: Ktstrung@nhadepsaigon.net

Địa chỉ 01: Lầu 6 – Fimexco 231 Lê Thánh Tôn – Q1 – Tp.HCM

Google map: https://goo.gl/maps/GVjVWfhq9YthWEMJA

5/5 - (1 bình chọn)