Hệ thống chống sét cho công trình – nhà ở toàn diện

Sét là một hiện tượng tự nhiên chứa một nguồn điện từ rất mạnh. Nếu bị sét đẳng thẳng vào thì công trình có thể bị phá vỡ, tài sản và thậm chí là đe dọa đến tính mạng của con người. Chính vì lẽ đó việc lắp đặt hệ thống chống sét cho công trình là một việc cực kỳ quan trọng. Hãy cùng Nhà Đẹp Sài Gòn tìm hiểu chi tiết nhất thông qua bài viết dưới đây:

Khái niệm và cấu tạo của hệ thống chống sét cho công trình là gì ?

Hệ thống chống sét cho công trình là một hệ thống được tạo ra nhằm bảo vệ kiến trúc và tránh những thiệt hại mà dòng sét gây ra khi đánh thẳng vào công trình hay nhà ở. Hệ thống này không trực tiếp ngăn chặn tia sét mà cung cấp đường dẫn có điện trở thấp để dẫn nguồn điện trong tia sét truyền xuống đất mà không  gây hại đến công trình.

Hệ thống chống sét giúp bảo vệ công trình khỏi nguồn điện mạnh có trong tia sét
Hệ thống chống sét giúp bảo vệ công trình khỏi nguồn điện mạnh có trong tia sét

Hệ thống này được chế tạo lần đầu vào năm 1752 do một nhà khoa học người Mỹ là Benjamin Franklin. Vật dụng này hiện nay được ứng dụng rộng rãi vào rất nhiều công trình, nhà ở nhằm bảo vệ tài sản và sự an toàn cho tính mạng con người.

 

Xem ngay: Báo Giá Xây Nhà Trọn Gói TPHCM Giá Rẻ Uy Tín Năm 2023

Các bộ phận cơ bản của hệ thống chống sét cho công trình, nhà ở

Các bộ phận cơ bản của hệ thống chống sét cho công trình, nhà ở
Cấu tạo chi tiết của một hệ thống chống tia sét

Một hệ thống chống sét thường sẽ có 3 bộ phận chính đó là đầu thu lôi, dây dẫn sét và hệ thống tiếp đất

  • Đầu thu lôi: Là bộ phận được gắn ở nơi cao nhất của công trình với độ cao khoảng 5m so với công trình. Đầu thu lôi sẽ có thể phát ra các tia tiên đạo để thu tia sét.
  • Dây dẫn sét: Dây dẫn được làm bằng đồng lá hoặc cáp đồng trần với công dụng là dẫn dòng sét thu được tại đầu thu lôi đến với hệ thống tiếp đất. Tiết diện của loại dây này được sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế là 50-75mm2.
  • Hệ thống tiếp đất: Các bộ phận trong hệ thống này gồm cọc, dây tiếp đất và ốc dùng để siết cáp hoặc là mối hàn nhiệt. Phần này sẽ giúp tản dòng điện của sét vào đất.

Chức năng của hệ thống chống sét cho công trình ra sao ?

Hệ thống chống sét cho công trình, nhà ở có chức năng là thu và dẫn nguồn điện có trong tia sét này xuống đất để tránh việc sét đánh trực tiếp vào công trình. Phạm vi thu sét và dẫn sét sẽ không cố định nhưng vẫn được xem là một hàm giúp tiêu tán dòng điện cực mạnh có trong sét.

Hệ thống này sẽ thu điện trong tia sét và dẫn xuống đất
Hệ thống này sẽ thu điện trong tia sét và dẫn xuống đất

Phạm vi thu tia sét thường sẽ ít ảnh hưởng bởi việc cấu tạo của hệ thống thu và dẫn các nguồn sét. Chính vì lẽ đó, việc sắp đặt hệ thống này theo chiều ngang hoặc chiều thẳng đứng là tương đương với nhau. Bên cạnh đó, các đầu thu nhọn hoặc có chóp nhọn là không cần thiết nhưng có thể sử dụng nếu nó có tác dụng về mặt thực tiễn.

Bài viết liên quan: Biện pháp thi công nhà phố

Giải pháp chống sét toàn diện cho nhà ở, công trình

Giải pháp chống sét toàn diện cho công trình hoặc nhà ở đó chính là tuân thủ theo 3 bước gồm: chống tia sét đánh một cách trực tiếp hoặc đánh thẳng vào công trình, chống tia sét lan truyền đến đường cáp nguồn và các cáp tín hiệu, hệ thống tiếp đất phải có tổng trở thấp và độ an toàn cực cao.

Giải pháp chống sét toàn diện cho nhà ở, công trình
Nên lắp đặt hệ thống chống sét để bảo vệ công trình và tính mạng

Muốn chống được các tia sét trực tiếp thì cần phải sử dụng các thiết bị chống sét và tạo ra một khung sườn chắc chắn bên ngoài như cột thu lôi hoặc cột chống sét. Việc tiếp theo là ngăn chặn sét tấn công vào các thiết bị có sử dụng nguồn điện. Điều quan trọng hơn hết để có thể đảm bảo được việc chống sét là lựa chọn đơn vị lắp đặt hệ thống chống sét cho công trình an toàn

Kiểm tra hệ thống chống sét đảm bảo an toàn

Trong suốt quá trình lắp đặt hệ thống chống sét cần phải được quan sát và kiểm tra của những người có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực này. Việc này nhằm đảm bảo được hệ thống đã lắp đặt một cách chính xác và tuân thủ theo các tiêu chuẩn an toàn.

Kiểm tra thường xuyên để biết rõ được tình trạng của hệ thống

Việc kiểm tra hệ thống này cũng phải được thực hiện một cách thường xuyên và tốt nhất là trong vòng 12 tháng. Đặc biệt, những khu vực có điều kiện thời tiết khắc nghiệt thì việc kiểm tra nên diễn ra thường xuyên hơn. Bên cạnh đó, khi kiểm tra thì các trạng thái cơ học của dây dẫn, mối nối hay các điện cực cần được ghi chép lại một cách kỹ càng.

Thông Tin Liên Hệ:

Website: https://nhadepsaigon.net/

Hotline: 0903.947.586.

Email: Ktstrung@nhadepsaigon.net

Địa chỉ 01: Lầu 6 – Fimexco 231 Lê Thánh Tôn – Q1 – Tp.HCM

5/5 - (1 bình chọn)