Đà kiềng là gì? Phân biệt đà kiềng và giằng móng trong xây dựng

Đà kiềng là gì? Mà lại cần thiết trong quá trình xây dựng đến như vậy. Khi xây nhà thì người gia chủ nên chú ý và quan tâm những phần đà kiềng này. Vì nó giúp cho giàn móng nhà của mình vững chắc và kiên cố khi thi công. Cùng Nhà Đẹp Sài Gòn tìm hiểu ngay bài viết phía bên dưới ngay nhé!

Đà kiềng là gì?

Đà kiềng là những đoạn giằng cột chính trong kiến trúc của một công trình giúp kết nối các cột lại với nhau và thường ở những vị trí như chân cột và cao hơn đài móng. Đà kiềng có tác dụng nâng đỡ cột, chịu một phần lực cho cột, từ đó tạo nên một bộ khung vững chắc cho ngôi nhà. Đà kiềng nằm ở vị trí chân cột và cao hơn đài móng (hay đế móng), kết hợp với nhau tạo thành một bộ khung vô cùng vững chắc chịu lực cho ngôi nhà. 

 

Việc tìm đơn vị thiết kế thi công và báo giá xây nhà trọn gói uy tín, chuyên nghiệp là công việc vô cùng quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, độ bền của công trình cũng như giúp bạn tiết kiệm được khoản chi phí xây dựng ở mức tốt nhất.
Đà kiềng là gì?
Đà kiềng là gì?

Vai trò của đà kiềng trong thi công công trình

Vai trò của đà kiềng vô cùng quan trọng trong việc chống lún lệch móng và đỡ các bức tường trong kết cấu của nhà. Đặc biệt, với những công trình nhà phố, khi xung quanh là nhà của các người dân khác, công trình phải sử dụng móng cọc cừ tràm hoặc bê tông cốt thép, giữa cột và cọc lại xuất hiện độ lệch tâm lớn thì đà kiềng sẽ chịu lực uốn cho căn nhà thông qua các cột.

Bên cạnh đó, đà kiềng còn có một số tác dụng như: 

  • Tham gia vào toàn bộ kết cấu của căn nhà, chịu được ứng suất do công trình gây ra, hạn chế tình trạng lún lệch xảy ra ở bất kỳ vị trí nào của móng.
  • Đảm bảo hoàn toàn tải trọng cho tường, hạn chế tình trạng tường bị nứt nẻ trong thời gian dài sử dụng, từ đó có thể tiết kiệm chi phí sửa chữa bảo hành, lại đảm bảo được kết cấu công trình. 
  • Định vị chân cột, giữ 1 khoảng cách ổn định giữa các chân cột.
Vai trò của đà kiềng trong thi công công trình
Vai trò của đà kiềng trong thi công công trình.

Cao độ của đà kiềng là bao nhiêu thì đúng chuẩn?

Cao độ đà kiềng được tính toán dựa trên kích thước công trình và móng. Ví dụ như móng làm bằng cừ tràm, cọc tre hay cọc bê tông thì đà kiềng sẽ có kích thước tương ứng. 

Đối với đà kiềng móng cọc cừ tràm: 

  • Cao độ đà kiềng ngang và dọc bằng nhau và bằng cao độ của đài cọc thường được sử dụng ở những nơi không có tải trọng động như xe tải qua lại. Cao độ này rất dễ thi công, tạo tính toàn khối tốt giữa cọc, đài cọc và đà kiềng, tiết kiệm được một lượng đáng kể bê tông.
  • Cao độ đà kiềng ngang bằng cao độ đài cọc và đáy đà kiềng dọc bằng cao độ đài cọc được sử dụng với các ngôi nhà phố. Cao độ này dễ thi công hệ thống cấp thoát nước. 

Đối với đà kiềng móng đơn và móng băng

Cao độ mặt trên của đà kiềng thường thấp hơn nền hoàn thiện khoảng 7 đến 10cm dành cho các lớp bê tông nền, vữa lót và gạch nền.

Cao độ của đà kiềng là bao nhiêu thì đúng chuẩn?
Cao độ của đà kiềng là bao nhiêu thì đúng chuẩn?

Kĩ thuật thi công đà kiềng tốt nhất

Thi công đà kiềng được tiến hành theo các bước như sau: 

  • Thép được buộc thành khung và lắp vào vị trí.
  • Buộc các viên kê có độ dày khoảng 30mm để đảm bảo cho chiều dày của bê tông với thép.
  • Lắp đặt các cốp pha tạo khuôn đúng vị trí.
  • Gia công lắp dựng ván khuôn gỗ.
  • Ván khuôn gỗ được gia công và đóng thành hộp tập kết lại.
  • Đặt ván khuôn vào vị trí và điều chỉnh cho đúng vị trí thiết kế
  • Sau khi điều chỉnh xong cố định ván khuôn bằng cây gỗ 3×5
  • Tiến hành đổ bê tông.
  • Sau khi bê tông khô (khoảng 1 ngày) thì tháo cốp pha móng.
  • Kiểm tra kỹ thuật.

 

Trong quá trình xây dựng, thì phần dầm nhà là yếu tố qua trọng để giúp kết nối toàn bộ ngôi nhà kiêng cố trước sức nặng của toàn ngôi nhà của bạn. Công việc dầm nhà giúp cho gia chủ 1 phần nào yên tâm khi thi công xây dựng nhà ở hiện nay. Cùng tìm hiểu ngay bài viết bên dưới nhé!

Khác nhau giữa đà kiềng và giằng móng

Giằng móng (hay còn gọi là dầm móng) là kết cấu nằm theo phương ngang của nhà, có chức năng đỡ một phần lực của tường bao truyền vào móng. Do đó, giằng mòng và đà kiềng có 2 kết cấu hoàn toàn khác nhau. Người ta thường phân biệt được nhờ vào cấu tạo của giằng móng, có cấu tạo bê tông cốt thép, phân thành dầm móng dạng chữ nhật, chữ T hoặc hình thang.

Thông Tin Liên Hệ:
Website: https://nhadepsaigon.net/
Hotline: 0903.947.586.
Email: Ktstrung@nhadepsaigon.net
Địa chỉ 01:   Lầu 6 – Fimexco 231 Lê Thánh Tôn – Q1 – Tp.HCM
Google map: https://goo.gl/maps/GVjVWfhq9YthWEMJA
Rate this post